Kiến Thức Cơ Bản Về Phân Bón
A. Khái Niệm Về Phân Bón Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
I- Cây Hút Thức Ăn Nhờ Gì ?1- Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
2- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ(khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm(đơn tử diệp)khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái(cây thân gỗ)khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
II – Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây-Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).
-Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
-Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl)
1- Chất đạm(N)-Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…
-Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…
2- Chất Lân (P)-Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
-Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .
3- Chất Kali: (K)-Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.
4- Chất Canxi(Ca): -Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
-Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…
5- Chất lưu huỳnh(S);Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)
6-Chất Ma-nhê (Mg):
-Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
-Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…
7- Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.
8- Chất đồng(Cu): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…
9- Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.
10- Molipden(Mo): Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo;cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do
B. Phân Hữu Cơ Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…
I. Phân Chuồng: 1. Đặc diểm: Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
2. Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp
2. 1.
Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
2. 2.
Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng
(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
2. 3.
Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.
II. Phân Rác1- Đặc điểm ; Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
2- Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men(phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi;trét bùn;ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên;ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.
III. Phân Xanh1-Đặc diểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
2-Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.
IV. Phân Vi Sinh1-Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.
2- Các loại phân trên thị trường:
2. 1. Phân vi sinh cố định đạm:
-Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…
2. 2. Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.
2. 3. Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…
* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên. 3- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng(chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.
V . Phân Sinh Học Hữu Cơ. 1- Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học(như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón Komix nền…
2- Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng;có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: cây ăn trái , lúa, mía…
C. Phân Vô Cơ Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.
Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay
I Phân Đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
1- Phân đạm vô cơ gồm có: 1. 1- Phân Urea [CO(NH
2)
2] có 46%N
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH
4)
2SO
4] chứa 21%N
1. 3- Phân Clorua Amon [NH
4Cl] có chứa 24-25% N
1. 4- Phân Nitrat Amon [NH
4NO
3] có chứa khoảng 35% N
1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO
3)
2] có chứa 13-15% N
1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO
3] có chứa 15-16% N
1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN
2] có chứa 20-21% N
2-Phân Lân:
2. 1- Phân Super Lân[Ca(H
2PO
4)
2] có chứa 16-20% P
2O
5]
2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P
2O
5 3- Phân Kali3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K
2O.
3. 2- Phân Sunphat Kali (K
2SO
4) có chứa 48-50% K
2O
II. Phân Hổn Hợp: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P
2O
5 và 8kg K
2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ: Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:
1. -Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.
2. - Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
3. -Các dạng phân hổn hợp: 3. 1-Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0
3. 2. Các dạng phân ba NPK thường là:
16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
3. 3. Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
-Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF
1, JF
2, JF
3 chuyên dùng cho lúa. JT
1, JT
2JT
3 chuyên dùng cho cây ăn trái.
III. Vôi1. -Vai trò tác dụng của phân vôi: Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H
2S…
2. -Một số dạng vôi bón cho cây* Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
* Vôi nung ( vôi càn long): Do nung CaCO
3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.
* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn. Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được,
* Cách tính từ phân đơn ra phân hổn hợpVí dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha như sau:
-SA có 21%N, cần cung cấp 5kg thì ta phải có lượng SA là:
5X100 = 23. 8kg
2
- Super Lân có 20% P
2O
5, muốn có 10kgP
2O
5 thì lượng Super Lân sẽ là:
10X100 =50 kg
20
- KCl có 60% K
2O, muốn có 10 kg K
2O thì lượng KCl sẽ là:
10X100 = 16, 6 kg
60
* Tổng số phân các loại là 23, 8+50+16, 6=90, 4kg còn lại 9, 6 kg phải dùng chất độn(đất, cát hoặc thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.
* Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơnVí dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK(20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:
-Lượng Urê có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 43kg
46
- Lượng Super Lân có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 100kg
20
- Lượng Clorua Kali có trong 100kg NPK 20-20-15
100X15 = 25Kg
60
*
Vậy phải thêm 57kg Urê + 100kg Super Lân + 25kg Clorua Kali thì mới đủ lượng phân như đã khuyến cáo. D. Phân Bón Lá 1. Đặc điểm: Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.
2. Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường: Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như: HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX…
3. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá: Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân
Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.
* Hướng Dẫn Sử Dụng NPK Việt Nhật Cây Ăn Trái
Giai đoạn bón phân | Loại phân bón | Liều lượng(kg/cây) |
Sau khi thu hoạch | JT1 16-10-6 =13S +2, 5(Cao+MgO) | 1Kg ~1, 5 kg |
Trước khi ra hoa 1 ~ 2 tháng | JT2 10-10-15+5S +2, 0 (CaO+MgO) | 0, 5Kg ~ 1kg |
Sau khi đậu trái | JT3 16-8-14+12S | 0, 5kg ~ 1kg |
Trước khi thu hoạch 1 ~ 2 tháng | JT3 16-8-14+12S | 0, 5kg~ 1kg |
2.Vai trò của phân hóa học đối với cây trồng1. Vai trò của phân hoá học đối với năng suất lúa ở Việt Nam và một số nước trên thế giới Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá... muốn sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đầy đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Trẻ con tuy lúc mới sinh có cơ thể to, nặng cân nhưng nếu sữa mẹ kém chất, nuôi nấng thiếu khoa học thì cũng có thể trở nên còi cọc. Đối với cây trồng, nguồn dinh dưỡng đó chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học (còn gọi là phân khoáng) và các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn.
2. Tình hình sử dụng phân hoá học (phân khoáng) của một số nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á Từ lâu nông dân ta đã có câu "người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân". Phân bón đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón, nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau quyết định mà chủ yếu là do điều kiện tài chánh cũng như trình độ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng cho cây trồng quyết định. Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng phân khoáng khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bón bổ sung. Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc và Nhật lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao. Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 như sau: - Việt Nam: bình quân 241,82 kg NPK/ha - Malaysia: bình quân 192,60 - Thái Lan: bình quân 95,83 - Philippin: bình quân 65,62 - Indonesia: bình quân 63,0 - Myanma: bình quân 14,93 - Lào: bình quân 4,50 - Campuchia: bình quân 1,49 Theo số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam khá thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức sử dụng phân bón cho họ có kết quả.
3. Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến năm 2010 Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai, đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể đạt được năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến năm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha, trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng 2.431.000 ha (
Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2002). Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và 400.000 tấn phân Kali (
Nguyễn Văn Bộ, 2002). Dự kiến cho đến thời gian ấy ta có thể sản xuất được khoảng 1.600.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK và 1.400.000 tấn phân lân các loại. Số phân đạm và DAP sản xuất được là nhờ vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang, xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và ở Cà Mau mà có. Nếu được như vậy lúc đó ta chỉ còn phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và 300.000 tấn phân Kali nữa là tạm đủ. Chỉ còn khoảng 6 năm nữa là đến năm 2010, tổng khối lượng phân các loại cần có là 7,1 triệu tấn, một khối lượng phân khá lớn, trong lúc đó, hiện nay (năm 2003) ta mới sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm và lân. Còn số lượng 1,2 triệu tấn phân NPK có được là nhờ vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Năm 2002, cả nước nhập khẩu 2.833.907 tấn phân các loại (Urê, DAP, Kali, sunphát đạm). Nếu tính cả số phân nhập bằng con đường tiểu ngạch thì năm 2002 số lượng phân nhập có khoảng 3 triệu tấn, nếu cộng thêm 1,5 triệu tấn sản xuất trong nước thì vẫn còn cần thêm 2,6 triệu tấn phân các loại nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Công ty Phân bón Bình Điền đang chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất phân bón ở tỉnh Long An với công suất 600.000 tấn phân NPK/năm, lúc đó Công ty có thể cung cấp được khoảng 1/3 lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra. Như vậy cho đến nay, số lượng phân hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp phần lớn là dựa vào nhập khẩu. Nếu việc nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang cũng như việc xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Cà Mau thực hiện đúng theo kế hoạch thì đến năm 2010 ta chỉ còn nhập khối lượng phân không nhiều lắm. Ngược lại, nếu kế hoạch trên có trở ngại thì việc tiếp tục nhập phân hoá học với khối lượng lớn là điều tất yếu. Tuy nhiên để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có dư lượng đạm quá mức cho phép, không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta phải trang bị cho người sản xuất những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt của phân bón, biết được nhu cầu phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trên từng loại đất, từng mùa vụ để họ từ quản lý lấy nguồn tài nguyên quí giá của họ mới có hiệu quả được.
3.Nhu cầu phân bón thị trường trong nước năm 2009 là 7,8 triệu tấnTheo tin từ Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, nhu cầu phân bón các loại của cả nước năm 2009 là 7,8 triệu tấn, trong đó, 1,7 triệu tấn phân đạm urê; 1,85 triệu tấn phân NPK; DAP 0,7 triệu tấn; 1,6 triệu tấn phân lân trong nước sản xuất và một số chủng loại phân khác (SA, Kali...).
Về phân đạm urê, dự kiến sản xuất khoảng 0,93 triệu tấn, còn lại phải nhập khẩu khoảng 0,75 triệu tấn. Việc nhập khẩu sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất và tiến độ mùa vụ để vừa phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp vừa tránh tồn kho lớn gây đọng vốn.
Về phân hỗn hợp NPK, trong nước sản xuất 1,85 triệu tấn, đáp ứng cơ bản nhu cầu.
Phân chứa lân (supe lân, lân nung chảy) cung cấp đủ nhu cầu trong nước (1,6-1,7 triệu tấn).
Về phân DAP, dự kiến sản xuất được 0,2 - 0,25 triệu tấn từ dự án DAP Đình Vũ Hải Phòng, còn lại vẫn phải nhập khẩu khoảng 0,45 - 0,5 triệu tấn.
Để đảm bảo cân đối trên, Ngành phân bón, hóa chất và dầu khí tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư sản xuất phân đạm Ninh Bình, Bắc Giang, Cà Mau, khai thác tối đa năng lực sản xuất các nhà máy hiện có để đảm bảo tối thiểu 0,95 triệu tấn phân đạm urê; phối hợp tốt giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu để đảm bảo đủ phân bón cho sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm, ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán phân giả, kém chất lượng; đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ cao su phục vụ trong nước và xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ dự án khai thác kali tại CHDCND Lào
4. Thị trường nhập khẩu phân bón tháng 10, 10 tháng năm 2008Trong tháng 10/2008, nhập khẩu phân bón về thị trường Nhật Bản tăng rất mạnh, tăng từ 368 tấn của tháng trước lên trên 36 ngàn tấn. Chủng loại phân bón nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này là phân bón SA với giá nhập dao động từ 285 đến 357 USD/tấn. Tính chung 10 tháng năm 2008, nhập khẩu phân bón về từ thị trường này đạt gần 160 ngàn tấn, với trị giá 47,28 triệu USD, giảm 27,88% về lượng song vẫn tăng 47,02% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
So với tháng 9/2008, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Trung Quốc cũng tăng 3,30% về lượng và tăng 15,76% về trị giá, đạt trên 49 ngàn tấn. Chủng loại phân bón nhập về từ thị trường này là Urea và DAP. Trong đó, giá nhập khẩu Urea đạt trên 400 USD/tấn, bên cạnh đó vẫn còn một số lô hàng nhập về với trị giá trên 500 USD/tấn; giá nhập khẩu DAP dao động trong khoảng từ 811 đến 950 USD/tấn. Tổng lượng phân bón nhập về từ Trung Quốc tính đến hết tháng 10 năm 2008 đạt gần 1,45 triệu tấn trị giá trên 2,6 triệu USD, giảm 5,64% về lượng nhưng lại tăng 22,27% về trị giá so với 10 tháng năm 2007.
Trong khi đó, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Nga lại giảm 60,28% về lượng và giảm 84,63% về trị giá so với tháng trước, đạt 8,1 ngàn tấn, trị giá 3,88 triệu USD. Nhờ vậy, nhập khẩu phân bón về từ thị trường này 10 tháng năm 2008, đạt 293,76 ngàn tấn, trị giá trên 157 triệu USD,tăng 29% về lượng và tăng 246% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Thị trường nhập khẩu phân bón tháng 10, 10 tháng năm 2008
Thị trường | T10/08 | 10 tháng / 2008 | So 10 tháng /2007 |
| Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | % lượng | % trị giá |
Trung Quốc | 49.416 | 21.579.655 | 1.448.148 | 503.925.626 | -5,64 | 22,27 |
Nga | 8.100 | 3.886.880 | 293.758 | 157.152.872 | 29,06 | 245,98 |
Nhật Bản | 36.312 | 11.936.772 | 159.863 | 47.285.898 | -27,88 | 47,02 |
Canada | 2.000 | 1.828.000 | 114.468 | 63.931.479 | 39,97 | 201,36 |
Belarus | 1.196 | 1.233.231 | 107.752 | 62.305.611 | -44,82 | 30,40 |
Đài Loan | 3.207 | 1.240.797 | 96.674 | 32.271.129 | -8,62 | 121,94 |
Hàn Quốc | 1.706 | 298.600 | 257,65 | 54,87 | -29,62 | 124,32 |
Philippine | | | 69.915 | 43.364.699 | -45,52 | 18,90 |
Ixraen | | | 60.247 | 30.910.568 | -55,15 | -3,50 |
Ấn Độ | 2.426 | 869.917 | 51.935 | 15.981.024 | 583,54 | 718,86 |
Qata | | | 45.908 | 24.464.278 | 818,16 | 1504,21 |
Singapore | 999 | 599.250 | 32.568 | 22.168.013 | -49,35 | 33,14 |
Nauy | | | 20.887 | 16.197.239 | 1122,18 | 3377,4 |
Tunisia | | | 20.405 | 28.021.553 | | |
Malaysia | | | 15.955 | 6.969.160 | -45,87 | -17,71 |
Anh | | | 13.598 | 4337.792 | 21146,95 | 97247,21 |
Mỹ | | | 7.525 | 811.174 | -43,11 | -77,61 |
Thuỵ Sỹ | | | 7.068 | 3.290.526 | 16,38 | 255,30 |
Bỉ | | | 6.409 | 4.549.245 | -62,85 | 5,71 |
Thái Lan | | | 5.067 | 2.090.709 | -63,23 | 6,26 |
Đức | | | 2.938 | 1.328.609 | 83,74 | 157,24 |
Lithuania | | | 2.821 | 2.214.222 | | |
Phần Lan | | | 2.488 | 1.952.942 | | |
Australi | 333 | 133.946 | 2.248 | 1.044.410 | -71,55 | -27,90 |
Hồng Kông | 5 | 11.771 | 1.834 | 1.074.425 | -91,44 | -79,19 |
Gioocdani | | | 1.320 | 912.240 | 25,00 | 79,17 |
Hà Lan | 193 | 120.318 | 1.172 | 707.798 | 41,38 | 191,89 |
Italy | | | 511 | 172.809 | -86,69 | -75,67 |
Nam Phi | | | 360 | 122.400 | -25,00 | -17,28 |
Chilê | | | 297 | 254.907 | -26,67 | 34,26 |
Ý kiến bạn đọc