Xử lý nước thải lò mổ gia súc
Các hạng mục công trình chính xử lý nước thải lò mổ quy mô 100 m3/ng.
Nước thải lò mổ chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy như nội tạng gia súc, phân gia súc,…Các chất rắn lơ lửng, lông gia súc trong nước lớn. Đặc trưng của nước thải lò mổ là BOD, COD, chất rắn lơ lửng, colifrom, Ecoli cao.
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC Phương pháp 1: Nước thải từ các cơ sở sản xuất được thu gom về, chất rắn có kích thước lớn như rác, nội tạng gia súc, sương vụn được loại bỏ nhờ song chắn rác. Trong thành phần nước thải lò mổ có mỡ, tiến hành loại bỏ mỡ bằng máy ly tâm (
nước thải tập chung vào máy ly tâm tách 2 buồng), nhiệm vụ chủ yếu là tách mỡ ra khỏi nước. Nước được đưa vào bể cân bằng để bổ xung thêm nguồn dinh dưỡng và muối khoáng cần thiết. Trước khi nước thải chuyển sang giai đoạn xử lý sinh học, trong bể điều hoà nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hoà bằng dung dịch axit hoặc kiềm (
pH 6,6 – 7,6). Nước thải có môi trường pH trung tính được đi qua bể xử lý kỵ khí. Bùn trong bể phản ứng
(bể Mêtan) là sinh khối của vi sinh vật kỵ khí và tuỳ nghi đóng vai trò phân huỷ và chuyển hoá các chất hữu cơ. Khí Mêtan tạo ra ở giữa các lớp bùn. Hỗn hợp khí - lỏng và bùn làm cho bùn tạo thành dạng hạt lơ lửng. Với quy trình này bùn được tiếp xúc với nhiều hợp chất hữu cơ có trong nước thải và quá trình phản ứng xảy ra liên tục. Các loại khí sinh ra trong các phản ứng chủ yếu là khí CH
4 và CO
2, khí này sẽ được thu hồi và đưa vào xử dụng. Một số bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ nổi lên trên mặt hỗn hợp phía trên bể. Khi va vào các lớp lưới chắn phía trên các bọt khí vỡ ra và các hạt bùn được tách ra lại lắng xuống dưới. Nước thải sau khi qua bể xử lý kỵ khí lại tiếp tục đi qua tháp xử lý sinh học. Ở đó nước thải cần được cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí để hoạt động và phát triển. Các thành phần vô cơ và hữu cơ của nước thải được khoáng hoá bởi các vi sinh vật hiếu khí để tạo thành Cacbondioxyt và nước. Các vi sinh vật sử dụng năng lượng được giải phóng trong quá trình này để tạo sinh khối. Thành phần nước thải từ các giai đoạn xử lý trên phần lớn chứa các chất rắn lơ lửng. Lắng cặn là một trong những phương pháp thông dụng nhất được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất keo tụ và làm kết tủa những vật chất trong nước. Lợi dụng về sự chênh lệch về tỉ trọng giữa các pha bị phân tán để tách pha nhẹ ra khỏi pha nặng. Nó được điều khiển bởi nguyên tắc tách trọng lực khi mà những hạt phân tử nặng chìm xuống và lắng xuống đáy. Nước thải tiếp tục chảy về bể ổn định để các chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng được lắng lại. Phần nước trong được chảy sang hồ sinh học, kết thúc giai đoạn này nước thải đạt tiêu chuẩn loại B.
Phương pháp 2: Nước thải được xử lý qua các giai đoạn như trên. Nhưng nước thải ra có mùi hôi thối do quá trình kỵ khí sinh ra CH
4 và CO
2. Để khử khí CH
4 và CO
2 được tạo ra, chúng ta tiến hành sục khí Ozôn. Quá trình sục khí ozôn vừa làm hết mùi hôi thối đồng thời khử trùng nước thêm một lần nữa.
QUY MÔ ĐẦU TƯCác hạng mục công trình chính xử lý nước thải lò mổ quy mô 100 m3/ng.1. Bể thu nước thải có song chắn rác:
- Song chắn rác: Đặt nghiêng 60
0 so với đường cống thải. Chức năng tách vật rắn thô để hạn chế việc tách nghẽn đường ống và các thiết bị xử lý, góp phần ổn định và nâng cao hiệu suất xử lý của công trình
+ Khích thước khe: 10 – 30 mm
+ Vật liệu: Inox
+ Số lượng: 01
- Bể thu nước thải: Đặt sao cho đầu ra của ống thoát nước thải đi vào bể thu nước thải. Chức năng thu gom nước thải chuẩn bị đi vào xử lý
+ Thể tích sư dụng: (trong 268 không rõ ràng)
+ Số lượng: 01
+ Vật liệu: Inox SUS 304
- Thiết bị bơm điều hoà: 02 bơm nước thải (01 dự phòng)
Q = 8m
3/h H = 6 - 8m H
2O
2. Máy ly tâm tách mỡ: 01
+ Lưu lượng:
+ Động cơ:
+ Vật liệu:
3. Bể điều hoà:
- Bể điều hoà: Điều hoà nồng độ và lưu lượng, góp phần ổn định chế độ hoạt động của hệ thống
+ Số lượng: 01
+ Thể tích sử dụng: 21,6 m
3 + Thời gian lưu thuỷ: 5,3 h
+ Kích thước : 3 x 33 x 33 + Vật liệu: Inox SUS 304
- Thiết bị bơm nước thải: 02 chiếc (01 dự phòng)
Q = 6m
3/h
H = 8 – 10mH
2O
- Hệ thống thổi khí làm thoáng: 01 hệ
Q = 25 – 35 m
3/h
4. Bể kỵ khí:
5. Tháp xử lý sinh học: Hệ thống 02 bồn đặt nổi, đây là nơi chủ yếu loại bỏ các chất ô nhiễm phần lớn là các chất hữu cơ và Nitơ khỏi nước thải nhờ sự hoạt động của vi sinh vật.
- Tháp sinh học: 02
+ Vật liệu: Inox SUS 304
+ Kích thước: D = 1,8m H= 5m
- Thiết bị máy thổi khí: 02
Q = 100m
3 H= 5 - 8m
- Hệ thống phân phối khí:
6. Bể lắng:
- Bể lắng: 01
+ Vật liệu: Inox SUS 304
+ Thể tích sử dụng:
+ Kích thước: 1,5 x 1,5 x 3,5 (m)
- Hệ thống khuấy trộn: 01 hệ
- Bồn chứa chất trợ lắng PAC bằng nhựa: 01 bồn
- Bơm định lượng PAC, 10-19l/h: 01 cái
- Máy khuấy + cánh khuấy: 01 hệ
7. Bể xả bùn (phân huỷ bùn): 01
+ Vật liệu: Inox SUS 304
+ Thể tích sử dụng 10,8 m
3 + Kích thước: 3 x 1,5 x 3
8. Bể ổn định nước 01
+ Vật liệu: Inox SUS 304
+ Kích thước
- Thiết bị bơm nước thải: 02 bơm (01 dự phòng)
Q = 8m
3/h H = 6 - 8mH
2O
Mr. Nguyễn Minh Tuyến
Kỹ sư môi trường
Công ty TNHH Hỗ Trợ Phát Triển Khoa Học Công Nghệ.
Address: Số 12/15, Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Mobile: 0976.551.715.
Email: minhtuyengtvt@gmail.com
Ý kiến bạn đọc